Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực toàn phần từ 01/01/2022 kéo theo rất nhiều những sự thay đổi về các hồ sơ pháp lý môi trường mà doanh nghiệp cần có trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Trong số đó Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được xem là hồ sơ quan trọng hàng đầu, là cơ sở pháp lý quan trọng để dự án được triển khai các bước tiếp theo.

Luật BVMT 2020 cũng lần đầu tiên áp dụng phân loại dự án dựa trên các tiêu chí môi trường. Trên thực tế hiện rất nhiều doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý các địa phương cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đúng về phân loại dự án. Vậy dự án nào cần làm ĐTM, thẩm quyền phê duyệt như thế nào? Và có những thay đổi gì lớn mà doanh nghiệp cần nắm được để tối ưu hoá thời gian và chi phí đầu tư? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này! hoặc xem tóm tắt nhanh bằng sơ đồ tại link bên dưới:

Tóm tắt các loại hồ sơ môi trường theo Luật BVMT 2020

  1. Dự án nào cần lập ĐTM?

Điều 30, Luật BVMT quy định đối tượng lập ĐTM bao gồm

+ Dự án đầu tư Nhóm I (Được quy định chi tiết tại phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

+ Dự án đầu tư Nhóm II quy định tại các điểm c,d,đ,e  khoản 4 điều 28 Luật BVMT (Quy định chi tiết tại các mục II, III, IV phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

 (Lưu ý, các dự án thuộc mục I của phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP không phải lập ĐTM).

Doanh nghiệp có thể tự xác định sơ bộ bằng cách tick chọn vào những nội dung trên file tại đây, nếu vẫn chưa chắc chắn hãy gửi qua Zalo 0906 919 303, Chúng tôi rất sẵn sàng hỗ trợ phân loại dự án ngay lập tức.

  1. Cơ quan nào thẩm định và phê duyệt ĐTM?

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thẩm định và phê duyệt ĐTM với:

  • Dự án nhóm I.
  • Dự án nhóm II (các điểm c, đ, d, e khoản 4, điều 28) có một trong các điều kiện:
  •  Thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của quốc hội, thủ tướng chính phủ.
  • Dự án đầu tư nằm trên 02 địa bàn hành chính cấp tỉnh trở lên.
  • Dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính cấp tỉnh.
  • Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy khai thác khoáng sản của Bộ

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh: Dự án đầu tư trên địa bàn trừ đối tượng do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

3. Thời điểm phải lập báo cáo ĐTM?

Báo cáo ĐTM lập trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (trước đây yêu cầu lập trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi). Báo cáo ĐTM là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền cấp quyết định đầu tư và các thủ tục khác theo quy định tại điều 36, Luật BVMT.

4. Hiệu lực của quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM:

Trước đây Quyết định phê duyệt ĐTM không có thời hạn, tuy nhiên theo quy định của Luật BVMT 2020 thì Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM sẽ hết hiệu lực khi dự án được cấp Giấy phép môi trường.

5. Quy trình thực hiện ĐTM tại TĐT envico là như thế nào?

Tại TĐT Envico, chúng tôi sẵn sàng tư vấn pháp lý môi trường hoàn toàn miễn phí cho tất cả các doanh nghiệp, các Chủ dự án có nhu cầu.

Khi khách hàng lựa chọn thực hiện dịch vụ lập ĐTM có trả phí, quy trình thực hiện từ A-Z được triển khai thư sau:

    • B1: Thành lập tổ ĐTM cho dự án, giao việc cho từng thành viên trong tổ. Lập kế hoạch tiến độ và đề cương chi tiết cho báo cáo ĐTM
    • B2: Triển khai khảo sát thực tế, thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu về dự án và các thông tin, tài liệu có liên quan đã được lên chi tiết trong đề cương.
    • B3: Tổng hợp nhanh báo cáo ĐTM, tổ chức tham vấn, lấy ý kiến
    • B4: Hoàn thiện, kiểm tra chéo nội dung ĐTM nội bộ
    • B5: Chuyển cho CĐT kiểm tra thống nhất
    • B6: Hiệu chỉnh theo đề nghị của CĐT (nếu có), In ấn, trình ký
    • B7: Nộp hồ sơ – Thẩm định hồ sơ
    • B8: Chỉnh sửa sau thẩm định và nộp phê duyệt
    • B9: Nhận kết quả phê duyệt chuyển cho Chủ dự án

6. Thời gian thực hiện khoảng bao lâu:

Thời gian hoàn thiện của 1 hồ sơ ĐTM tiêu chuẩn sẽ khoảng 75-90 ngày làm việc cho tất cả các công đoạn.

Nếu cần thêm thông tin chi tiết, đừng ngần ngại gọi vào các số hotline hoặc để lại tin nhắn qua Zalo, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ!