Ngày 13 tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành Nghị định số 49/2019/NĐ/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, theo đó việc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường có nhiều thay đổi đáng quan tâm. Cụ thể như sau:
Đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định lại theo phụ lục II nghị định này có nhiều thay đổi theo hướng gia tăng về quy mô và công suất. Danh mục cụ thể vui lòng xem chi tiết tại
Nội dung chính của báo cáo ĐTM được quy định tại điều 22 Luật bảo vệ môi trường. Cấu trúc và nội dung báo cáo được lập theo mẫu số 04 Phụ lục VI, mục I Phụ lục ban hành theo nghị định này. Điểm khác cơ bản là chương 3,4 của báo cáo lập theo hướng dẫn của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT được tích hợp thành chương 3 theo mẫu của Phụ lục này, Bổ sung thêm chương 4 (Biện pháp phục hồi, cải tạo môi trường) đối với các dự án khai thác khoáng sản.

Thẩm định báo cáo ĐTM:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo 2 hình thức.
+ Thẩm định thông qua việc lấy ý kiến (Không cần thành lập hội đồng thẩm định) đối với:
- Các dự án đầu tư trong khu công nghiệp mà các khu công nghiệp đó đã được phê duyệt báo cáo ĐTM hoạc đã hoàn thành các thủ tục về môi trường tương đương, đã hoàn thiện kết cấu hạ tầng xử lý nước thải và được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp với ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, trừ các dự án nằm trong danh mục Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại phụ lục IIa ban hành kèm theo nghị định này.
- Các dự án thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Các dự án sử dụng phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Thẩm định thông qua việc thành lập hội đồng thẩm định: Các dự án không thuộc những trường hợp nêu trên được thẩm định dựa trên hình thức thành lập hội đồng thẩm định với ít nhất 7 thành viên.
Thời gian thẩm định báo cáo ĐTM:
+ Thời hạn tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quá 30 ngày làm việc, trường hợp các dự án thuộc danh mục Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại phụ lục IIa không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Thời hạn Thời hạn tổ chức thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 25 ngày làm việc, trường hợp các dự án thuộc danh mục Các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại phụ lục IIa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Thời hạn tổ chức thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nhìn chung, Nghị định này đã có quy định cụ thể và hướng dẫn khá chi tiết các nội dung phải thực hiện trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Về cơ bản, nghị định này có nhiều điểm mới có lợi hơn cho doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ những khúc mắc mà các quy định trước đây chưa giải quyết được .
Trên đây là một số nội dung điều chỉnh của nghị định 40/2019/NĐ-CP liên quan đến việc lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các nội dung khác sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục tại các bài viết có liên quan.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và báo giá.